Ý NGHĨA HẠNH TU KHẤT THỰC HÓA DUYÊN
- Thứ ba - 03/11/2015 10:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khất thực là một trong những cách thức tu tập của Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm trăm năm qua, truyền thống tu tập này vẫn được duy trì và
Khất thực là một trong những cách thức tu tập của Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm trăm năm qua, truyền thống tu tập này vẫn được duy trì và đã thể hiện phần nào sắc thái đặc thù của đạo Phật trên khắp năm châu. Bởi thế, Đại giới đàn Cam Lộ-Giác Ngộ tỉnh Gia Lai, Đại giới đàn Quảng Đức TP. HCM, Tăng đoàn Làng Mai do Hòa thượng Thích Nhất Hạnh hướng dẫn v.v... tổ chức Cổ Phật khất thực và Đặc biệt hai Hệ phái Nam tông và Khất sĩ luôn duy trì pháp hành khất thực này.
Từ Hán - Việt Khất thực (khất là xin; thực là ăn) nghĩa là xin ăn để nuôi mạng sống và tu học tốt. Khất thực có nguồn gốc lịch sử lâu đời từ trước khi Phật giáo xuất hiện. Thời đức Thế Tôn còn tại thế, đức Phật cùng các đệ tử xuất gia luôn trì bình khất thực hóa duyên. Mỗi ngày nhận thức ăn duy trì sinh mạng, tạo duyên lành cho mọi người gieo trồng phước đức cúng dường và giáo hóa mọi người bỏ bớt phiền não, hướng về con đường thiện lành giác ngộ. Nhờ đó góp phần rất lớn trong sự đem lại bình an cho xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Trong kinh Kim cang kể lại trình tự công việc này là “Một hôm đức Phật ở nước Xá Vệ tại rừng Kỳ Đà trong vườn Cấp Cô Độc cùng với chúng đại Tỳ kheo là một ngàn hai trăm năm mươi vị. Khi ấy gần đến giờ thọ trai, đức Thế Tôn đắp y mang bát vào đại thành Xá Vệ khất thực. Trong thành ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực xong, trở về nơi chúng ở. Thọ trai rồi, Ngài dẹp y bát, rửa chân, trải tòa ngồi”1 .
Đề cập đến “Tỳ Kheo khất thực, đức Phật bảo Trưởng lão Đại Ca Diếp:
“Tỳ kheo khất thực chẳng nên quan niệm hảo vị. Với thượng diệu vị, Tỳ kheo ấy nên khuyên nhủ lòng mình mà suy nghĩ rằng: Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao? Vì món ngon được ăn xong sẽ thành vật dơ thúi, tôi chẳng nên cầu món ăn ngon. Tỳ kheo ấy điều phục tâm mình rồi, hoặc vào thành ấp tụ lạc thứ đệ khất thực2.
……………
Lúc khất thực dù được hay không được, Tỳ kheo ấy chớ nên sanh lòng ưu hỷ, cũng chẳng quan niệm đồ ăn tốt hay xấu. Tại sao? Vì có nhiều chúng sanh tham trước món ăn ngon, do đây mà tạo ác nghiệp rồi đọa ác đạo. Nếu là người tri túc thì nên bỏ đồ ăn tốt mà thọ món xấu, trừ lưỡi dính món ăn, trong lòng luôn tri túc, được món ăn cực xấu cũng tri túc”3.
Trong khi đi khất thực nên giữ tâm bình đẳng theo thứ tự từng nhà mà hoá duyên chứ không chỉ đến nơi nhà giàu hay nơi nhà nghèo. Có lần đức Phật quở ngài Ca Diếp bỏ nhà giàu mà xin nhà nghèo vì trước đó tôn giả Ca Diếp nghĩ rằng người nghèo thật đáng thương, ít phước, nếu không gieo trồng phước lành cho họ thì đời sau lại càng khổ hơn, nên đến nơi ấy xin để họ bố thí cúng dường nhờ đó mà họ được phước về sau. Lại quở ngài Tu Bồ Đề bỏ nhà nghèo mà xin nhà giàu vì tôn giả Tu Bồ Đề cho rằng người giàu nếu đời nay không gieo trồng phước lành thì đời sau lại nghèo khổ. Vì thế, đức Phật khuyên các đệ tử đi khất thực không nên thể hiện thiếu sự bình đẳng vì có tâm phân biệt.
Khất thực hóa duyên là cách nuôi mạng thanh tịnh theo chánh pháp của một vị xuất gia tu hạnh giải thoát xả ly. Thật vậy, nhà sư khất thực hóa duyên sẽ có nhiều điều lợi ích như là: 1/ Không bận rộn việc sinh nhai, mỗi sáng khất thực có gì dùng nấy không bận tâm việc nấu nướng cũng như thức ăn ngon dở. 2/ Dứt trừ lòng tham, khi khất thực đầy bát không nhận dư, không nhận tiền, không cất giữ đồ ăn. 3/ Bỏ tâm ngã mạn, tự thấy mình là người xin đồ ăn, là hàng bần Tăng, không có gì thắng hơn người khác. 4/ Tâm trí rảnh rang, ít bị chi phối bởi tham đắm nơi đồ ăn nuôi sinh mạng. 5/ Có nhiều thời gian học kinh tu tập. Khất thực hóa duyên không những lợi ích riêng mình mà còn làm lợi ích cho mọi người, tạo cơ duyên cho họ biết cúng dường, bố thí, bớt tham đắm của cải và tập lối sống giản dị. Vị sư khất thực nhận phẩm vật cúng dường thể hiện thân tướng oai nghiêm, dân chúng mến phục
Tóm lại, truyền thống trì bình khất thực Phật giáo đã thể hiện nét đẹp văn hóa tôn giáo và mang những ý nghĩa tốt đẹp của hạnh người xuất gia. Ngày nay, sự phân hóa giữa giàu và nghèo trong xã hội có chiều hướng gia tăng, ngày càng cách biệt. Lối sống theo kiểu hưởng thụ trở thành một xu hướng phổ biến, sự tranh giành địa vị và quyền lợi ngày càng nhiều thì hình ảnh vị xuất gia đầu trần chân không, khuôn mặt hiền từ, ung dung nghiêm trang, từng bước khất thực hóa duyên ắt nhiên sẽ là một hình ảnh khả kính làm cho nhiều người giàu và nghèo cần suy nghĩ trở về đời sống chính mình, gợi cho họ một nếp sống đạo đức thăng bằng trong xã hội, hướng mọi người đến nguồn triết lý an lạc giải thoát của đạo Phật, và:“Hình ảnh đại Tăng khoan thai những bước chân thong dong, tay ôm bình bát tái hiện lại hình ảnh khi xưa đức Phật và chư Thánh đệ tử ngày ngày in dấu chân qua mọi nẻo đường của xứ Ấn trong ý hướng thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”[1].
Từ Hán - Việt Khất thực (khất là xin; thực là ăn) nghĩa là xin ăn để nuôi mạng sống và tu học tốt. Khất thực có nguồn gốc lịch sử lâu đời từ trước khi Phật giáo xuất hiện. Thời đức Thế Tôn còn tại thế, đức Phật cùng các đệ tử xuất gia luôn trì bình khất thực hóa duyên. Mỗi ngày nhận thức ăn duy trì sinh mạng, tạo duyên lành cho mọi người gieo trồng phước đức cúng dường và giáo hóa mọi người bỏ bớt phiền não, hướng về con đường thiện lành giác ngộ. Nhờ đó góp phần rất lớn trong sự đem lại bình an cho xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Trong kinh Kim cang kể lại trình tự công việc này là “Một hôm đức Phật ở nước Xá Vệ tại rừng Kỳ Đà trong vườn Cấp Cô Độc cùng với chúng đại Tỳ kheo là một ngàn hai trăm năm mươi vị. Khi ấy gần đến giờ thọ trai, đức Thế Tôn đắp y mang bát vào đại thành Xá Vệ khất thực. Trong thành ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực xong, trở về nơi chúng ở. Thọ trai rồi, Ngài dẹp y bát, rửa chân, trải tòa ngồi”1 .
Đề cập đến “Tỳ Kheo khất thực, đức Phật bảo Trưởng lão Đại Ca Diếp:
“Tỳ kheo khất thực chẳng nên quan niệm hảo vị. Với thượng diệu vị, Tỳ kheo ấy nên khuyên nhủ lòng mình mà suy nghĩ rằng: Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao? Vì món ngon được ăn xong sẽ thành vật dơ thúi, tôi chẳng nên cầu món ăn ngon. Tỳ kheo ấy điều phục tâm mình rồi, hoặc vào thành ấp tụ lạc thứ đệ khất thực2.
……………
Lúc khất thực dù được hay không được, Tỳ kheo ấy chớ nên sanh lòng ưu hỷ, cũng chẳng quan niệm đồ ăn tốt hay xấu. Tại sao? Vì có nhiều chúng sanh tham trước món ăn ngon, do đây mà tạo ác nghiệp rồi đọa ác đạo. Nếu là người tri túc thì nên bỏ đồ ăn tốt mà thọ món xấu, trừ lưỡi dính món ăn, trong lòng luôn tri túc, được món ăn cực xấu cũng tri túc”3.
Trong khi đi khất thực nên giữ tâm bình đẳng theo thứ tự từng nhà mà hoá duyên chứ không chỉ đến nơi nhà giàu hay nơi nhà nghèo. Có lần đức Phật quở ngài Ca Diếp bỏ nhà giàu mà xin nhà nghèo vì trước đó tôn giả Ca Diếp nghĩ rằng người nghèo thật đáng thương, ít phước, nếu không gieo trồng phước lành cho họ thì đời sau lại càng khổ hơn, nên đến nơi ấy xin để họ bố thí cúng dường nhờ đó mà họ được phước về sau. Lại quở ngài Tu Bồ Đề bỏ nhà nghèo mà xin nhà giàu vì tôn giả Tu Bồ Đề cho rằng người giàu nếu đời nay không gieo trồng phước lành thì đời sau lại nghèo khổ. Vì thế, đức Phật khuyên các đệ tử đi khất thực không nên thể hiện thiếu sự bình đẳng vì có tâm phân biệt.
Khất thực hóa duyên là cách nuôi mạng thanh tịnh theo chánh pháp của một vị xuất gia tu hạnh giải thoát xả ly. Thật vậy, nhà sư khất thực hóa duyên sẽ có nhiều điều lợi ích như là: 1/ Không bận rộn việc sinh nhai, mỗi sáng khất thực có gì dùng nấy không bận tâm việc nấu nướng cũng như thức ăn ngon dở. 2/ Dứt trừ lòng tham, khi khất thực đầy bát không nhận dư, không nhận tiền, không cất giữ đồ ăn. 3/ Bỏ tâm ngã mạn, tự thấy mình là người xin đồ ăn, là hàng bần Tăng, không có gì thắng hơn người khác. 4/ Tâm trí rảnh rang, ít bị chi phối bởi tham đắm nơi đồ ăn nuôi sinh mạng. 5/ Có nhiều thời gian học kinh tu tập. Khất thực hóa duyên không những lợi ích riêng mình mà còn làm lợi ích cho mọi người, tạo cơ duyên cho họ biết cúng dường, bố thí, bớt tham đắm của cải và tập lối sống giản dị. Vị sư khất thực nhận phẩm vật cúng dường thể hiện thân tướng oai nghiêm, dân chúng mến phục
Tóm lại, truyền thống trì bình khất thực Phật giáo đã thể hiện nét đẹp văn hóa tôn giáo và mang những ý nghĩa tốt đẹp của hạnh người xuất gia. Ngày nay, sự phân hóa giữa giàu và nghèo trong xã hội có chiều hướng gia tăng, ngày càng cách biệt. Lối sống theo kiểu hưởng thụ trở thành một xu hướng phổ biến, sự tranh giành địa vị và quyền lợi ngày càng nhiều thì hình ảnh vị xuất gia đầu trần chân không, khuôn mặt hiền từ, ung dung nghiêm trang, từng bước khất thực hóa duyên ắt nhiên sẽ là một hình ảnh khả kính làm cho nhiều người giàu và nghèo cần suy nghĩ trở về đời sống chính mình, gợi cho họ một nếp sống đạo đức thăng bằng trong xã hội, hướng mọi người đến nguồn triết lý an lạc giải thoát của đạo Phật, và:“Hình ảnh đại Tăng khoan thai những bước chân thong dong, tay ôm bình bát tái hiện lại hình ảnh khi xưa đức Phật và chư Thánh đệ tử ngày ngày in dấu chân qua mọi nẻo đường của xứ Ấn trong ý hướng thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”[1].
1 Thích Thiện Thanh, Nghi thức tụng niệm hằng ngày, NXB Tôn giáo 2009, trang 440 - 441.
2 Việt dịch: HT. Thích Trí Tịnh, kinh Đại bảo tích, tập VII (Trọn bộ 9 tập), Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh ấn hành PL 2538 – DL.1994, trang 131-132.
3 Việt dịch: HT. Thích Trí Tịnh, kinh Đại bảo tích, tập VII (Trọn bộ 9 tập), trang 132-133.
[1] Báo Giác ngộ số 711, ngày 21 tháng 9 năm 2013.
Tịnh xá Phú Cường
Địa chỉ: xã Ia Pal huyện Chư Sê tỉnh Gia lai Điện thoại: 0915394578
Email: tgiacduyen@gmail.com Website: http://tinhxaphucuong.vn
Địa chỉ: xã Ia Pal huyện Chư Sê tỉnh Gia lai Điện thoại: 0915394578
Email: tgiacduyen@gmail.com Website: http://tinhxaphucuong.vn